Khai báo tai nạn lao động của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
Hiện nay, pháp luật quy định thế nào về nghĩa vụ khai báo tai nạn lao động của doanh nghiệp? Doanh nghiệp cần khai báo tai nạn lao động cho cơ quan nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết dưới đây.
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Xem thêm: Người lao động tự bị thương có phải tai nạn lao động không?
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Điều 7.2e Luật ATVSLĐ quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động…. Theo đó, việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như sau (Điều 34 Luật ATVSLĐ, Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP):
1) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
2) Đối với các vụ tai nạn quy định tại mục 1) làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện. Nội dung khai báo theo mẫu tại Phụ lục III NĐ 39/2016/NĐ-CP dưới đây.
3) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Mẫu khai báo tai nạn lao động (Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ)
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ) CƠ SỞ XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Địa chỉ: ……………………………. Điện thoại/Fax: …………………… Email: ……………………………… | ……, ngày …. tháng …. năm…….. |
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kính gửi: | – Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …1… – Công an huyện …2… |
1. Thông tin về vụ tai nạn:
– Thời gian xảy ra tai nạn: … giờ … phút.. ngày … tháng … năm …;
– Nơi xảy ra tai nạn: ……………………………………………………………………………….
– Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn: ………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
2. Thông tin về các nạn nhân:
TT | Họ và tên nạn nhân | Năm sinh | Giới tính | Nghề nghiệp3 | Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/nhẹ) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 | …. |
|
|
|
|
NGƯỜI KHAI BÁO (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) |
_______________
1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
3 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm:Quy định pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người thân của NLĐ chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ nào?
Những quy định mới nhất về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012
Tiền lương là gì? Những quy định mới nhất về tiền lương theo Bộ luật lao động 2012? Các vấn đề này được quy định [...]
Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động
Thưa luật sư, hiện nay pháp luật quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động ra sao? Trường hợp công ty chậm trả [...]