Khái niệm Cộng đồng Kinh tế AEC? Đặc điểm Cộng đồng Kinh tế AEC
Kinh tế khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để có được như vậy, không thể không kể đến công lao của Cộng đồng Kinh tế AEC.
Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
Tại Tầm nhìn ASEAN 2020, được thông qua 12/1997, Các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng ASEAN sẽ hình thành một Cộng đồng, trong đó sẽ tạo ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế – xã hội giảm bớt.
Ý tưởng đó được khẳng định lại tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 9 (Bali, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003), thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II).
Để đẩy nhanh các nỗ lực thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Phi-líp-pin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ 2020 xuống 2015. Hội nghị cũng thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong dịp này.
Vậy là sau 8 năm đàm phán, ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã đi đến ký kết và tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Theo tuyên bố này, kể từ ngày 1/1/2016, 10 quốc gia thành viên trong khối sẽ cùng chung một nền tảng thị trường và sản xuất, cũng như việc di cư lao động tự do hơn.
Khái niệm Cộng đồng Kinh tế ASEAN
AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020.
AEC được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề trong ASEAN.
Ngoài ra, AEC giúp thúc đẩy kinh tế phát triển một cách đồng đều, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Đặc điểm của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
– Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
– Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
– Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
– Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
Trên đây là bài viết về Cộng đồng Kinh tế APEC Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương
Ngày 21/05/2018, Ban chấp hành TW đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán [...]
Luật xuất bản 2012 quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản
Luật xuất bản 2012 quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham [...]