Khái niệm và nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng đợc ký kết sau khi doanh nghiệp nhỏ và vừa được chấp thuận cấp bảo lãnh tín dụng. Dưới đây, chúng tôi gửi đến bạn đọc khái niệm và nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Thế nào là hợp đồng bảo lãnh tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, khái niệm hợp đồng bảo lãnh được đưa ra là:
“Hợp đồng bảo lãnh tín dụng” là thỏa thuận bằng văn bản giữa 02 bên gồm: Bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh hoặc 03 bên gồm: Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trong đó:
– “Bên bảo lãnh” là Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
– “Bên được bảo lãnh” là đối tượng được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh.
– “Bên nhận bảo lãnh” là các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật, thực hiện cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh.
Xem thêm: Bảo lãnh tín dụng áp dụng cho những đối tượng nào?
Thủ tục đề nghị cấp bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nội dung của hợp đồng bảo lãnh tín dụng
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được ký kết giữa các bên phải đảm bảo các nội dung cơ bản quy định tại Điều 23 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, bao gồm:
– Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh tín dụng do 03 bên ký kết);
– Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng;
– Nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
– Thời hạn hiệu lực và chi phí bảo lãnh tín dụng;
– Mục đích, nội dung bảo lãnh tín dụng;
– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Biện pháp bảo đảm bảo lãnh;
– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên (bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) trong quá trình thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này;
– Thỏa thuận về các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức để chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
– Thỏa thuận cụ thể về việc xử lý trong trường hợp bên bảo lãnh trả nợ thay (gồm lãi suất, thời hạn) cho bên được bảo lãnh;
– Thỏa thuận về cách thức, nội dung giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh;
– Những thỏa thuận khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm thông báo cho bên bảo lãnh xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
Hợp đồng bảo lãnh tín dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất.
Xem thêm: Những điều cần biết về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Khái niệm và nội dung hợp đồng bảo lãnh tín dụng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp được tiến hành thế nào?
Tiến hành tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý
Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý Doanh nghiệp phải nộp thuế thi nhập doanh nghiệp tạm tính [...]