Quy định pháp luật hiện hành về việc khai thác tàu bay
Tàu bay là loại phương tiện đặc biệt. Vậy việc khai thác tàu bay cần tuân thủ những quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Luật hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014
1.Người khai thác tàu bay
– Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
– Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
2.Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
– Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định.
– Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
3.Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
– Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật hiện hành về hình thức thuê tàu bay
4. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay
Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
c) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
d) Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;
đ) Nhật ký bay;
e) Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;
g) Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;
h) Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;
i) Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;
k) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
l) Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.
5.Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
– Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
– Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
– Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
– Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
– Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
– Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
– Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện
Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Tòa [...]
Hợp đồng mua bán chứng khoán là gì? Các điều khoản cơ bản
Khi công ty chứng khoán tự doanh chứng khoán cũng cần thực hiện ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán với khách hàng. Vậy [...]