Chế độ khám chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng
Học sinh trong trường giáo dưỡng được đảm bảo về chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt và hơn hết và chế độ khám, chữa bệnh. Chế độ khám chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng được quy định cụ thể như sau:
Chế độ khám bệnh
Để đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh, trường giáo dưỡng phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc đảm bảo chế độ khám bệnh được nêu rõ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 02/2014/NĐ-CP như sau:
– Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho tất cả học sinh sáu tháng một lần và thường xuyên có biện pháp đề phòng dịch bệnh;
– Thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh.
Tiền khám, chữa bệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi học sinh được cấp tương đương với 04 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương. Kinh phí tổ chức cai nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS cho học sinh theo định mức kinh phí mà Nhà nước cấp cho các cơ sở cai nghiện, trên cơ sở đề nghị của Bộ Công an.
Xem thêm: Quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Thủ tục đưa người vào trường giáo dưỡng theo quy định hiện nay
Chế độ chữa bệnh
Trường giáo dưỡng cần thiết bảo đảm chế độ khám bệnh cho học sinh theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 02/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Trường hợp học sinh bị ốm
Học sinh bị ốm được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng.
Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng thì được đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình để điều trị. Trường hợp học sinh được tạm đình chỉ để đưa về gia đình điều trị, thì gia đình phải chi trả toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh.
Trường hợp cần chữa trị dài ngày
Trường hợp học sinh bị ốm nặng phải đưa đến bệnh viện để điều trị lâu dài thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày đưa học sinh đến bệnh viện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
Kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp. Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, trường giáo dưỡng có trách nhiệm chăm sóc và phối hợp với gia đình học sinh chăm sóc họ; trường giáo dưỡng có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để học sinh trốn hoặc vi phạm pháp luật.
Trường hợp học sinh có biểu hiện không bình thường về thần kinh
Khi phát hiện học sinh có dấu hiệu này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có văn bản gửi Bệnh viện tâm thần trung ương theo khu vực, đồng thời, cử cán bộ đưa học sinh đến để giám định tâm thần.
Bệnh viện tâm thần trung ương theo khu vực có trách nhiệm giám định cho học sinh theo đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và có kết luận bằng văn bản để làm thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bị thương do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn
Trường hợp học sinh bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải làm thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh theo quy định.
Lưu ý: Thời gian điều trị bệnh của học sinh được tính vào thời gian chấp hành quyết định. Một ngày điều trị bệnh được tính bằng một ngày chấp hành quyết định.
Xem thêm: Quy định về chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng
Chế độ ăn ở và sinh hoạt của học sinh trong trường giáo dưỡng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Chế độ khám chữa bệnh cho học sinh trường giáo dưỡng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Nghị định 29/2019/NĐ-CP về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
Ngày 20/03/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về [...]
Nghị định 49/2021/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]