Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
Cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập ở trong một số trường hợp nhất định. Nghị định 166/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
Đối tượng bị áp dụng
Biện pháp này được áp dụng đối với một số đối tượng được quy định tại Điều 8 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, bao gồm:
– Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.
– Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Tỷ lệ khấu trừ
Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, tỷ lệ như sau:
– Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
– Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
Xem thêm: Xử lý số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Trình tự áp dụng biện pháp cưỡng chế
Việc áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
Trước khi đưa ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế để làm căn cứ ra quyết định cưỡng chế.
Cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
Bước 2: Ra quyết định cưỡng chế
Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân bao gồm những nội dung sau:
– Số quyết định;
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ ra quyết định;
– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định;
– Họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập;
– Tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế;
– Số tiền bị khấu trừ;
– Lý do khấu trừ;
– Tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền;
– Phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến Kho bạc;
– Thời gian thi hành;
– Chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Bước 3: Thi hành quyết định
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
♦ Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền theo quyết định cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế đã chấm dứt hợp đồng có hưởng lương hoặc thu nhập thì cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
♦ Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Hình thức xử lý kỷ luật khi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Chế độ lao động của trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 02/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể về chế độ lao động của trại viên trong cơ sở giáo dục bắt buộc. Theo [...]
Thông tư 105/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 105/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày [...]
- Nghị định 101/2024/NĐ-CP
- Thông tư 96/2010/TT-BTC hướng dẫn phục hồi, xử lý tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do các nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
- Quyết định 09/2007/QĐ-BLĐTBXH bổ sung mẫu các loại chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính vào Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC áp dụng cho kế toán nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành