Khi nào cần phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Đối tượng nào phải có Giấy chứng nhận? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này nhé.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ý nghĩa của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một văn bản pháp lý quan trọng, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, nhằm xác nhận rằng các sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Ý nghĩa của giấy chứng nhận ATVSTP bao gồm:
- Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, chế biến, và phân phối theo các tiêu chuẩn an toàn, giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Khi một doanh nghiệp có giấy chứng nhận ATVSTP, người tiêu dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Điều này góp phần tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đối với nhiều loại hình kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận ATVSTP là bắt buộc theo quy định pháp luật. Việc tuân thủ các quy định này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và xử phạt từ cơ quan chức năng.
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều quốc gia yêu cầu sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận ATVSTP. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
- Quá trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận ATVSTP giúp doanh nghiệp nhận diện và khắc phục những điểm yếu trong quy trình sản xuất, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường hiệu quả sản xuất.
- Giấy chứng nhận ATVSTP là một yếu tố cạnh tranh quan trọng, giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường. Những doanh nghiệp có giấy chứng nhận này sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh.
Quy định của pháp luật về các trường hợp cần có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các trường hợp được miễn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở này tuy không thuộc diện phải cấp GCN nhưng vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Các trường hợp phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoại trừ các trường hợp miễn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP kể trên, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.
Lawkey xin gửi tới các bạn Dịch vụ xin giấy Chứng nhận vệ sinh ATTP. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn miễn phí nhé.
Tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền cơ bản của con người
Tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Chế tài [...]
Án lệ số 03/2016/AL về đất được bố mẹ cho không có giấy tờ nhưng đã sử dụng ổn định và xây nhà
Án lệ số 03/2016/AL về đất được bố mẹ cho không có giấy tờ nhưng đã sử dụng ổn định và xây nhà Ngày 06 tháng [...]