Khi nào chấm dứt việc giao quyền xử phạt hành chính?
Trường hợp nào thì việc giao quyền xử phạt hành chính chấm dứt? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quy định về quyết định giao quyền trong xử phạt hành chính
Tại Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc giao quyền trong xử phạt hành chính như sau:
♦ Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
♦ Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
♦ Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
♦ Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
- Áp giải người vi phạm;
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Khám người;
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Lưu ý: Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
♦ Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Việc giao quyền xử phạt hành chính chấm dứt khi nào?
Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;
- Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
- Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
- Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
- Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
- Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
- Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
- Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 không còn.
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính
Tại Điều 7 Nghị định 118/2020/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:
♦ Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
♦ Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụng theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 118/2020/NĐ-CP, thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
- Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;
- Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
>>Xem thêm: Án lệ số 30 về hành vi cố ý điều khiển xe chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Khái niệm và đặc điểm của tái thẩm trong tố tụng dân sự
Bên cạnh giám đốc thẩm, tái thẩm cũng là một trong các thủ tục đặc biệt được quy định cụ thể trong Bộ luật tố [...]
Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
Tổ chức, lãnh đạo có bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án không? [...]