Khi nào con riêng được hưởng thừa kế từ cha dượng mẹ kế
Con riêng cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể hưởng thừa kế từ bố dượng, mẹ kế? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này nhé.
Quy định của bộ luật dân sự về quan hệ giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Căn cứ quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2015, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Theo quy định này, nếu như giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau theo quy định của bộ luật dân sự, bao gồm cả thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị.
Quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con là gì
Hiện nay pháp luật chưa có văn bản nào giải thích rõ quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con trong điều 654 Bộ luật dân sự, tuy nhiên qua tham khảo một số giải đáp của Tòa án nhân dân tối cao và các quy định của văn bản pháp luật liên quan, có thể chia thành các trường hợp sau
Con riêng sống cùng với cha dượng mẹ kế
Quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
Căn cứ quy định tại Điều 79 Luật hôn nhân gia đình, quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:
“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”
Theo nội dung Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên và nội dung các điều luật được dẫn chiếu thì quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng đã được quy định rõ ràng, gắn với các quyền và nghĩa vụ cụ thể khi các bên “cùng sống chung”. Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng được thể hiện ở những mối quan hệ như: không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không lạm dụng sức lao động của con; không ép buộc, xúi giục con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Bố dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, của chồng như con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà thể hiện trên thực tế nghĩa vụ đó.
Về phía người con riêng của vợ, của chồng cũng phải thể hiện trên thực tế nghĩa vụ của người con với bố dượng, mẹ kế như chính cha mẹ ruột của mình; có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng bố dượng hay mẹ kế, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; khi sống cùng với bố dượng hay mẹ kế, con riêng có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Như vậy, để con riêng và bố dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nói chung hay con riêng muốn được thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nói riêng thì ngoài việc được hưởng các quyền thì phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con theo các quy định của Luật Hôn nhân gia đình
Con riêng không sống cùng với cha dượng mẹ kế
Tòa án nhân dân tối cao đã có giải đáp về việc thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế trong trường hợp không sống chung, nhưng vẫn đi lại thăm nom và chi trả tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia (ví dụ: trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão…) theo hướng “con riêng, bố dượng, mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung”
Như vậy, nếu con riêng không ở cùng cha dượng, mẹ nuôi nhưng vẫn nuôi dưỡng chăm sóc thì sẽ được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung bài viết Khi nào con riêng được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn hỗ trợ nhé.
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, công [...]
Nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản
Nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư! Xin hỏi: Tôi đang [...]