Khi nào công an được quyền khám điện thoại của cá nhân?
Quyền về bí mật đời tư của cá nhân được quy định rất rõ ràng tại Hiến pháp của nước Việt Nam. Vậy khi nào công an được quyền khám điện thoại của cá nhân?
Quyền bí mật đời tư cá nhân
Bí mật đời tư cá nhân, đặc biệt là thông tin nhạy cảm được pháp luật bảo đảm và bảo vệ. Điều 12, Tuyên bố quốc tế về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948 quy định: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh”.
Theo Điều 21 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”.
Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Khi nào công an được quyền khám điện thoại của cá nhân?
Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, cơ quan công an chỉ được khám đồ vật theo thủ tục hành chính khi có căn cứ cho rằng trong đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm. Khi đó chỉ có Thủ trưởng cơ quan mới có thẩm quyền mới có quyền khám đồ vật theo thủ tục hành chính. Chiến sĩ công an chỉ được khám xét trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Tuy nhiên, cán bộ này phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám xét.
Công an thu giữ điện thoại của người vi phạm hành chính hoặc thậm chí vi phạm pháp luật hình sự phải có căn cứ chứng minh điện thoại đó là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đồ vật vi phạm hành chính. Nếu điện thoại, tư trang cá nhân hoặc các vật dụng khác không liên quan đến hành vi vi phạm, không liên quan đến tội phạm, nhà chức trách không được phép thu giữ.
Cơ quan thu giữ phải lập biên bản thu giữ và giao cho người bị thu giữ một bản. Điện thoại thu giữ phải niêm phong, có chữ ký của các bên (đương sự và cơ quan chức năng) và người làm chứng.
Việc mở niêm phong phải có sự chứng kiến của các bên và những người có liên quan và lập biên bản ghi nhận thông tin có trong điện thoại. Khi kiểm tra xong, cán bộ làm nhiệm vụ phải niêm phong lại.
Sau khi kiểm tra điện thoại nếu xác định không phải là công cụ phương tiện phạm tội hoặc không thể hiện thông tin vi phạm pháp luật, nhà chức trách phải bàn giao cho người quản lý.
Công an khi khám đồ vật phải có mặt chủ nhân và một người chứng kiến. Nếu chủ đồ vật vắng mặt phải có hai người chứng kiến. Mọi trường hợp khám đồ vật phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ đồ vật một bản theo quy định tại Khoản 3,4 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trên đây là nội dung bài viết khi nào công an được quyền khám điện thoại của cá nhân?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán theo quy định pháp luật
Tham gia thị trường chứng khoán là một cách huy động vốn nhanh và dài hạn cho doanh nghiệp. Vậy điều kiện để công ty lên [...]
Chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Người bào chữa là ai ? Quy định về chỉ định người bào chữa theo luật tố tụng hình sự ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]