Kiểm tra giám sát đối với hàng hóa trung chuyển là gì?
Hàng hóa trung chuyển cần được kiểm tra, giám sát sau khi thực hiện xong các thủ tục hải quan. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
1.Những hàng hóa trung chuyển cần được kiểm tra, giám sát hải quan
– Hàng hóa trung chuyển được vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài.
– Hàng hóa trung chuyển vận chuyển giữa các cảng biển phải được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển.
– Hàng hóa trung chuyển được đưa toàn bộ ra nước ngoài một lần hoặc nhiều lần.
– Hoạt động trung chuyển hàng hóa bao gồm việc xếp dỡ, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa theo yêu cầu của người vận chuyển tại khu vực trung chuyển của cửa khẩu nhập hoặc khu vực trung chuyển của cửa khẩu xuất.
– Thời hạn lưu giữ hàng hóa trung chuyển không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
2.Khu vực trung chuyển hàng hóa
– Khu vực trung chuyển khi lưu giữ hàng trung chuyển phải đảm bảo tách biệt với khu vực lưu giữ hàng hóa khác của cảng, có lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Hàng hóa ra, vào khu vực trung chuyển phải được theo dõi, quản lý bằng phần mềm ứng dụng và được kết nối với cơ quan hải quan.
– Khu vực thực hiện trung chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam thuộc cảng biển loại IA theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và có đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
– Chậm nhất là 5 ngày trước ngày đầu tiên thực hiện dịch vụ trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi thông báo bằng văn bản về vị trí khu vực trung chuyển đến Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực trung chuyển để thực hiện giám sát. Trường hợp thay đổi vị trí, diện tích khu vực trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi thông báo bằng văn bản trước khi đưa hàng trung chuyển vào lưu giữ.
>>>Xem thêm Quy định về đại lý làm thủ tục hải quan hiện nay là gì?
3.Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa trung chuyển
Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai (theo mẫu)
– Bản kê chi tiết hàng hóa đưa vào khu vực trung chuyển (theo mẫu) ;
– Chứng từ vận tải: 01 bản chụp;
– Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
4. Trách nhiệm của người khai hải quan
Trách nhiệm của người khai hải quan gồm:
– Thực hiện theo quy định về khai hải quan;
– Chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, nguyên niêm phong hải quan hoặc nguyên niêm phong của hãng tàu trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa, lưu giữ tại cảng;
– Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
– Đưa toàn bộ hàng hóa trung chuyển ra nước ngoài trong thời hạn quy định.
5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập
– Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan
– Thực hiện giám sát hàng hóa trung chuyển;
– Niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng trong trường hợp hàng hóa trung chuyển được vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển và trong trường hợp phương tiện chứa hàng không còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;
– Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
>>>Xem thêm Quy định về giám sát hải quan được thực hiện như thế nào?
6. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
– Kiểm tra các thông tin trên Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
– Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển hoặc nguyên trạng hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không thể niêm phong;
– Thực hiện việc giám sát hàng hóa trung chuyển xếp lên phương tiện vận tải để xuất ra nước ngoài;
– Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
>>>Xem thêm Quy định về khai hải quan theo pháp luật hiện hành
Trên đây là tư vấn của LawKey về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu
Thế nào là thuế trực thuế và thuế gián thu? So sánh sự giống và khác nhau giữa chúng và ý nghĩa của việc phân loại như [...]
Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt?
Việc kê khai quyết toán thuế TNCN có bắt buộc không? Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt hay không? Hãy cùng LawKey tìm [...]