Kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay
Kiểu dáng công nghiệp là gì? Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay? Dưới đây là một số lưu ý về kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay.
Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Trong đó, sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Chúng ta có thể cảm nhận được kiểu dáng công nghiệp thông qua các hgiacs quan mà chủ yếu bằng mắt trước khi kiểm nghiệm sản phẩm.
Xem thêm: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp gần giống với người khác được không?
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể như sau:
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Tại Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định có 03 đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Đó là:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
3. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
Xem thêm: Chứng minh xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thế nào?
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
LawKey xin gửi đến bạn đọc những quy định của pháp luật hiện hành về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo [...]
Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí [...]