Những điều cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ bưu chính
Hiện nay, hình thức gửi hàng qua mạng bưu chính khá phát triển. Vậy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp khách hàng giải đáp thắc mắc trên.
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính. Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính.
Căn cứ pháp lý:
– Luật bưu chính năm 2010
– Nghị định số 47/2011/NĐ-CP
1.Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
– Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.
– Hợp đồng bưu chính được xác lập bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi.
– Dấu ngày và hoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định trách nhiệm của bưu chính.
1.1.Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản phải có những nội dung chính sau đây:
a) Loại hình dịch vụ bưu chính;
b) Khối lượng, số lượng bưu gửi;
c) Thời gian, địa điểm và phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính;
d) Chất lượng dịch vụ bưu chính;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá cước và phương thức thanh toán;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợp đồng.
>>> Xem thêm Giấy phép bưu chính là gì?
1.2. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính xác lập bằng hành vi cụ thể
Việc gửi vào thùng thư công cộng thư đủ điều kiện có dán tem Bưu chính Việt Nam hoặc có dấu thanh toán trước giá cước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính là hành vi xác lập hợp đồng giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi.
2.Vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính
– Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
– Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
– Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
– Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.Bưu gửi không phát được, bưu gửi được chuyển hoàn, bưu gửi không hoàn trả được cho người gửi, bưu gửi không có người nhận
– Bưu gửi được coi là không phát được trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người nhận; địa chỉ người nhận không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người nhận đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người nhận tại địa chỉ đã ghi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người nhận không đến nhận;
đ) Người nhận từ chối nhận.
– Bưu gửi được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận và người gửi yêu cầu chuyển hoàn. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi và được miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn.
– Bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;
đ) Người gửi từ chối nhận lại.
– Bưu gửi bị coi là không có người nhận trong trường hợp không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận. Thời hạn này không áp dụng đối với bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại.
>>> Xem thêm Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì?
Những nguồn vốn cần có khi thành lập doanh nghiệp
Bất kể doanh nghiệp ở hình thức nào thì một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh [...]
Công ty cổ phần phải lập sổ đăng ký cổ đông
Công ty cổ phần phải lập sổ đăng ký cổ đông Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó Vốn điều lệ được chia thành [...]