Kinh doanh dịch vụ logistics là như thế nào?
Dịch vụ logistics đang rất phát triển hiện nay. Vậy kinh doanh dịch vụ logistics là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cụ thể hơn cho khách hàng.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 163/2017/NĐ-CP
1.Dịch vụ logistics được hiểu là gì?
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
– Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
– Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
– Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
– Dịch vụ chuyển phát.
– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
– Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
– Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
– Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
– Dịch vụ vận tải hàng không.
– Dịch vụ vận tải đa phương thức.
– Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
– Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại năm 2005.
2. Giới hạn trách nhiệm
– Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics.
– Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
– Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
– Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
>>>Xem thêm Kinh doanh vận tải hàng hóa cần điều kiện gì?
Trên đây là tư vấn của Lawkey về hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Quy định về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo luật quản lý ngoại thương
Luật quản lý ngoại thương hướng tới mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, duy trì môi trường kinh doanh thuận [...]
Thủ tục thi hành án cấm đảm nhiệm chức vụ mới nhất
Thủ tục thi hành án cấm đảm nhiệm chức vụ mới nhất được thực hiện như thế nào? Người chấp hành án chết thì giải [...]