Kinh doanh dịch vụ taxi
Dịch vụ taxi là một loại hình có tiềm năng và phổ biến hiện nay. Để hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của pháp luật như thế nào?
Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc về loại hình kinh doanh này gửi tới quý bạn đọc tham khảo.
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi:
a) Hành trình và lịch trình:
- Doanh nghiệp lập hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
b) Chất lượng xe:
- Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).
- Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.
- Phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.
c) Trang thiết bị, đặc điểm theo xe:
- Xe có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn cố định trên nóc xe; từ 18h đến 6h hộp đèn phải được bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
- Phù hiệu và hộp đèn của xe taxi : có phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu phù hiệu “XE TAXI” quy định pháp luật. Phù hiệu riêng phải có tem chống giả và kích thước thống nhất theo quy đinh. Địa phương tự in ấn, phát hành và thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.
- Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp
- Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét, giá cước tính tiền cho thời gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định.
- Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
c) Số lượng xe:
- Doanh nghiệp phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
d) Quản lý điều hành dịch vụ:
- Doanh nghiệp phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.
- Người điều hành phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 3 năm trở lên.
e) Lái xe, nhân viên:
- Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh)
- Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
2. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ taxi:
Gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) vănbằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
3. Các văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định số: 86/2014/NĐ-CP
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT
- Thông tư Số: 60/2015/TT-BGTVT
- Thông tư Số: 14/VBHN-BGTVT
Trên đây là nội dung giải đáp về Loại hình kinh doanh dịch vụ taxi – Lawkey gửi tới quý bạn đọc tham khảo. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài để được tư vấn!
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Có gì khác nhau giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân [...]
Khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền Theo quy định của Luật [...]