Những điều lưu ý khi kinh doanh game online
Game online (hay trò chơi điện tử trên mạng) đang rất phổ biến hiện nay. Kinh doanh game online đang được nhiều nhà đầu tư chú ý đến.
Vậy khi kinh doanh dịch vụ game online cần lưu ý những quy định gì của pháp luật? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về lĩnh vực kinh doanh này.
Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (hay dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
– Nghị định số 27/2018/NĐ-CP
1.Phân loại trò chơi điện tử trên mạng
Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1). Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
– Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
– Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi.
>>> Xem thêm Điều kiện kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet
2.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử
2.1.Quyền của doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử
– Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng
2.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử
– Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
a) Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
b) Quy tắc của từng trò chơi điện tử;
c) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;
d) Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
– Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
– Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
– Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);
– Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
– Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;
– Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;
– Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
>>> Xem thêm Nghị định 86/2013/NĐ-CP Về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
Dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải đáp ứng những [...]
Hợp đồng thuê nhà là gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Hợp đồng thuê nhà là gì theo quy định pháp luật? Những lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà theo quy định pháp luật hiện [...]