Kinh doanh rượu không có giấy phép bị xử phạt như thế nào
Kinh doanh rượu không có giấy phép là vi phạm pháp luật, khi tiến hành kinh doanh cần phải đầy đủ giấy phép theo quy định.
Điều kiện kinh doanh rượu
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP,
“1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.”
Theo đó, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thương nhân bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
Xử phạt trong trường hợp kinh doanh rượu không có giấy phép
Mức phạt không có giấy phép
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;”
Mức phạt đối với trường hợp cụ thể chưa đăng ký
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.
Trên đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm trên, đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 2 lần theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Như vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh rượu thì hãy chú ý về các giấy phép kinh doanh để tránh bị phạt hành chính theo quy định pháp luật, hãy liên hệ đến LawKey, chúng tôi sẵn lòng tư vấn miễn phí cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, nhanh chóng từ chúng tôi.
>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu
Khi nào khởi tố vụ án? Khi nào khởi tố bị can?
Hai khái niệm thời điểm khởi tố vụ án và thời điểm khởi tố bị can là khác nhau. Cần phân biệt rõ để tránh gây nhầm [...]
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc
Người lao động đang tham gia làm việc có thể được hỗ trợ chi phí chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP. [...]