Quy định về việc lập hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
Một số dự án PPP khi lựa chọn nhà đầu tư cần phải qua bước sơ tuyển ban đầu. Dưới đây là quy định về việc lập hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP theo quy định mới nhất.
Trường hợp áp dụng sơ tuyển
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, đối với một số dự án PPP thì bắt buộc phải thực hiện việc sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Cụ thể:
– Dự án quan trọng quốc gia, nhóm A thuộc dự án đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện hoặc những dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh phải áp dụng sơ tuyển trong nước.
– Dự án quan trọng quốc gia, nhóm A phải áp dụng sơ tuyển quốc tế, trừ trường hợp thuộc diện sơ tuyển trong nước.
– Dự án nhóm B, nhóm C không áp dụng sơ tuyển.
Xem thêm: Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C
Quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Lập hồ sơ mời sơ tuyển
Đối với các dự án đầu tư nêu trên, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời sơ tuyển để lựa chọn nhà đầu tư cho dự án PPP. Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:
Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư
Ở phần này, người lập cần nêu lên nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư
Điều 5 Luật đấu thầu 2013 chỉ rõ tư cách hợp lệ của nhà đầu tư là tổ chức hoặc nhà đầu tư là cá nhân như sau:
Đối với nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức
– Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Đối với nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 25/2020/NĐ-CP, nhà đầu tư tham gia sơ tuyển cần đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm dưới đây:
– Năng lực tài chính – thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.
Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh;
– Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Đối với dự án BT, nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.
Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển.
Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư.
Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
Xem thêm: Trình tự thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao PPP
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về việc lập hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Vấn đề hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu
Người lao động đã nghỉ hưu có thể được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp. Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định cụ [...]
Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối của công ty tài chính tổng hợp
Để hoạt động ngoại hối trên thị trường, công ty tài chính tổng hợp cần đáp ứng các điều kiện chấp thuận hoạt [...]