Lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?
Lương cơ sở 2023 là bao nhiêu và khi nào tăng lương cơ sở 2023? Sẽ có 02 mức lương cơ sở trong năm 2023? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Và mới đây, ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng và đã thực hiện từ ngày 01/7/2019 (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Như vậy, mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành đang áp dụng.
Khi nào tăng lương cơ sở 2023? 02 mức lương cơ sở trong năm 2023?
Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì thời gian thực hiện tăng lương cơ sở 2023 là từ ngày 01/7/2023.
Như vậy, sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 gồm:
- Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;
- Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
Nếu tăng lương cơ sở 2023, thu nhập cán bộ, công chức sẽ có cải thiện lớn
Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Chẳng hạn, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.
Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.
Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.
Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.
Một số khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở bao gồm:
Phụ cấp độc hại
Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 04 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Phụ cấp khu vực
Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
Phụ cấp lưu động
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…
>>Xem thêm: Các khoản phụ cấp lương theo quy định pháp luật hiện hành
Trên đây là bài viết về: Lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Chứng thực chữ ký theo quy định mới nhất tại Thông tư 01/2020/TT-BTP
Thông tư 01/2020/TT-BTP được ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2020. Chứng thực chữ [...]
Có được đăng ký tạm trú ở hai nơi không?
Đã đăng ký tạm trú ở một nơi nhưng muốn đăng ký tạm trú thêm ở một nơi khác thì có được không? Hãy cùng LawKey tìm [...]