Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?
Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. KPI là gì?
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator, được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Theo đó, tiền lương KPI là lương được trả theo hiệu suất công việc của nhân viên. Thay vì trả lương theo cách truyền thống thì hiện nay các doanh nghiệp sẽ áp dụng việc trả theo KPI bên cạnh lương chính nhằm tạo sự chủ động hoàn thành công việc.
2. Lương theo KPI có phải tính đóng BHXH không?
Khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.”
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Các khoản bổ sung khác được xác định theo tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
“Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;”
Như vậy, tiền lương đóng BHXH của người lao động được xác định là các khoản tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được mức cụ thể và được trả thường xuyên mỗi kỳ trả lương. Theo đó, tiền lương đóng BHXH sẽ mang tính cụ thể, ổn định và được chi trả trong mỗi kì trả lương.
Trong khi đó, tiền lương KPI được trả theo hiệu suất công việc mà người lao động làm việc nên không phải tháng nào người lao động cũng được nhận và số tiền được trả theo KPI của mỗi tháng cũng có thể là khác nhau.
Do vậy, đây là khoản thu nhập có thể xác định được mức lương cụ thể nhưng sẽ không được trả thường xuyên trong mỗi kì trả lương mà phục thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, tiền lương KPI không tính vào mức lương đóng BHXH của người lao động.
3. Lương theo KPI có phải đóng thuế TNCN không?
Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp đươc tính là thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Mặt khác, các khoản phụ cấp, trợ cấp thuộc tiền lương, tiền công mà không bị tính thuế TNCN bao gồm:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định.
Lương KPI có thể được xem là khoản phụ cấp mang tính chết tiền lương và không thuộc danh mục các khoản phụ cấp được miễn thuế. Do đó, tiền lương theo KPI sẽ phải chịu thuế TNCN.
>>Xem thêm: Tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca có phải đóng BHXH và tính thuế TNCN không?
Trên đây là nội dung bài viết Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo tinh giản biên chế?
Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo tinh giản biên chế? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bao nhiêu tuổi [...]
Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật sẽ được hưởng lương hưu khi về hưu. [...]