Lưu trú là gì?
Lưu trú là gì? Thời gian lưu trú của công kéo dài trong bao lâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là lưu trú?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020, lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày, trong đó:
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
(Khoản 8, 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)
Thời gian lưu trú của công dân là bao lâu?
Cụ thể tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA, thời gian lưu trú tuỳ thuộc nhu cầu của công dân nhưng không quá 30 ngày.
Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải cập nhật nội dung thông báo về lưu trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
04 hình thức thông báo lưu trú năm 2023
Việc thông báo lưu trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
(1) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
“Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.” (Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020) |
(2) Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
(3) Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
(4) Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.
(Khoản 1 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA)
Thời gian thực hiện thông báo lưu trú như thế?
Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú
Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Trong đó, việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.
(Khoản 1, 3, 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020)
Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú
Cụ thể tại Điều 10 Luật Cư trú 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú như sau:
(1) Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình.
(2) Người không thuộc trường hợp quy định tại (1) nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định Luật Cư trú 2020 thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình.
(3) Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.
(4) Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.
(5) Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định Luật Cư trú 2020; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020.
(6) Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú.
>>Xem thêm: Mức phạt hành vi không khai báo tạm vắng
Trên đây là bài viết về: Lưu trú là gì?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục làm giấy đăng ký kết hôn
Làm giấy đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Kho bạc nhà nước là cơ quan nào? Chức năng và nhiệm vụ
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước, [...]