Ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành
Ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành được tiến hành như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến việc xét xử tại phiên tòa không?
Ly hôn đơn phương vắng mặt là gì?
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
” Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Chương IV của Luật này có quy định về hai hình thức ly hôn: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng (bên còn lại không đồng ý ly hôn). Đây là vụ án dân sự, trong đó bên yêu cầu ly hôn là nguyên đơn, và bên còn lại là bị đơn.
Ly hôn đơn phương vắng mặt là trường hợp bị đơn không có mặt tại Tòa án theo sự triệu tập của Tòa án.
Điều kiện ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành
Ly hôn thuận tình là việc ly hôn có sự đồng thuận của cả vợ, chồng nên không thể vắng mặt 1 trong 2 người trong phiên xét xử tại Tòa.
Ly hôn đơn phương là ly hôn của một bên vợ hoặc chồng, và có thể xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Do vậy, nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Trình tự ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành
Trình tự ly hôn đơn phương vắng mặt thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành
– Đơn xin ly hôn đơn phương;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc (Theo Điều 39 Bộ luật TTDS 2015).
Do đó, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Bước 3: Tòa án xem xét và giải quyết
Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối.
Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì sẽ bị coi là không hòa giải thành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật TTDS 2015.
Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
Bước 4: Ra bản án ly hôn
Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
Trên đây là bài viết về ly hôn vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là những ai?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo [...]
Xử phạt hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa theo quy định hiện hành
Xử phạt hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa theo quy định hiện hành được cụ thể hóa như thế nào? Mức phạt cho mỗi [...]