Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân có mối liên kết chặt chẽ và lệ thuộc.
1. Mối quan hệ quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Những quyền hạn này của Chủ doanh nghiệp tư nhân được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005 và hiện nay là Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014.
Chủ doanh nghiệp có tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình (Điều 186 Luật doanh nghiệp 2014). Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác (Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014). Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Có thể nói, mối quan hệ giữa Chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp là mối quan hệ gắn kết không tách rời. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân cụ thể là chủ sở hữu, nếu có sự thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác thì Doanh nghiệp tư nhân đó về bản chất phải chấm dứt sự tồn tại, như trong trường hợp bán Doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. Nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì Doanh nghiệp tư nhân đó cũng phải chấm dứt sự tồn tại. Cá nhân chủ Doanh nghiệp tư nhân mà chết, mất tích hoặc rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp (không còn chủ sở hữu đủ điều kiện) thì Doanh nghiệp tư nhân phải giải thể. Trường hợp chủ Doanh nghiệp tư nhân chết, người thừa kế (nếu có) chỉ được hưởng thừa kế về tài sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục duy trì khai thác khối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp tư nhân thì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại. Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Ngược lại, Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Khi nào Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì Chủ doanh nghiệp không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.
2.Mối quan hệ sở hữu vốn doanh nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm “Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” – trách nhiệm vô hạn, trong doanh nghiệp tư nhân, hầu như không có sự tách bạch giữa khối tài sản của Chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn của doanh nghiệp tư nhân. Ranh giới này nếu được xác lập cũng dễ dàng được xóa bỏ bởi ý chí chủ quan của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 184, Luật doanh nghiệp 2014.
Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
Trên đây là nội dung tư vấn về Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân LawKey gửi đến bạn đọc.
Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp tư nhân Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công [...]
Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 và Điều [...]