Một số chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật
Phạm nhân trong thời gian chấp hành án được đảm bảo các chế độ luật định. Dưới đây là một số chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật.
Chế độ học tập, học nghề của phạm nhân
Một trong những chế độ áp dụng với phạm nhân đó chính là chế độ học tập, học nghề. Theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án hình sự 2019, chế độ này được cụ thể như sau:
– Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
– Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
– Chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân do Chính phủ quy định.
Xem thêm: Phạm nhân có các quyền và nghĩa vụ nào theo quy định của pháp luật?
Chế độ lao động của phạm nhân
.Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật thi hành án hình sự 2019, chế độ lao động của phạm nhân được tổ chức thực hiện như sau:
Quy định về tổ chức lao động
– Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
– Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Quy định về thời giờ lao động
Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Quy định về trường hợp được nghỉ lao động
Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
– Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
– Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
– Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Xem thêm: Tổ chức giam giữ phạm nhân theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số chế độ của phạm nhân theo quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân
Trường hợp nào phải chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng dân? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]
Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
QUY TRÌNH KHAI BÁO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O (Certificate of Origin) [...]