Một số điều cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là gì? Những điểm nào cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền? Lawkey xin chia sẻ với bạn đọc qua bài viết sau đây
Khái niệm hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền phải chi trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? Quy định về hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật
Lưu ý về hợp đồng uỷ quyền
Một số điều cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bên nhận uỷ quyền có thể uỷ quyền lại
Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Bên nhận uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp:
- Có sự đồng ý của bên uỷ quyền
- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng uỷ quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người uỷ quyền không thể thực hiện được
Mặt khác, việc uỷ quyền không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu và hình thức hợp đồng uỷ quyền lại phải phù hợp với hình thức uỷ quyền ban đầu
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên uỷ quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền trong các trường hợp sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại
- Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý
- Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt
Bên nhận uỷ quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có)
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý
Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn thực hiện uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Xem thêm : Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền khác nhau như thế nào?
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự
Trên đây là nội dung bài viết Một số điều cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) gây tai nạn bị xử lý như thế nào
Sử dụng đèn pha giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát trong điều kiện thiếu ánh sáng, tuy nhiên điều này [...]
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là chế [...]