Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động
Soạn thảo hợp đồng là một trong những vấn đề tất yếu quan trọng trong quá trình tuyển dụng lao động. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cần chú ý.
Sử dụng căn cứ áp dụng đã hết hiệu lực
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Nội dung của hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Điều 23 Bộ luật lao động 2012, được hướng dẫn bởi Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP không bắt buộc nội dung của HĐLĐ phải bao gồm căn cứ áp dụng. Do đó, khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp có thể lựa chọn có hoặc không đưa nội dung này vào.
Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp khi soạn thảo hợp đồng lao động hay đưa căn cứ áp dụng vào hợp đồng nhưng lại sử dụng nhiều căn cứ đã hết hiệu lực thi hành. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn nêu rõ căn cứ pháp lý, có thể tham khảo những căn cứ dưới đây :
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;
– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP;
– Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động. (có hiệu lực ngày 15/12/2018).
Không đủ thông tin của người sử dụng lao động hoặc người lao động
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động phải có tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp và họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
Tuy nhiên, trên thực tế khi soạn thảo HĐLĐ, doanh nghiệp thường quên những thông tin như địa chỉ của người sử dụng lao động (NSDLĐ); giới tính, địa chỉ nơi cư trú của người lao động (NLĐ),…
Không ghi cụ thể địa điểm làm việc
Tùy vào tính chất công việc, doanh nghiệp có thể thỏa thuận để NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau như: địa chỉ tại trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc địa điểm mà doanh nghiệp chỉ định tại từng thời điểm cụ thể…
Và khi soạn thảo hợp đồng lao động thì NSDLĐ thay vì ghi cụ thể địa điểm làm việc mà thường ghi như sau: “do hai bên thỏa thuận”, “tại địa chỉ công ty”, “ theo sự chỉ định của công ty”,…
Khắc phục tình trạng này, tại Điểm b Khoản 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định: trong trường hợp NLĐ làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp ghi các địa điểm chính người lao động làm việc trong hợp đồng lao động.
Mặc nhiên quy định NLĐ phải làm thêm giờ
Bộ luật lao động 2012 cũng cho phép doanh nghiệp được tổ chức cho NLĐ làm thêm giờ nhưng phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật.
Cụ thể, việc làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động và thời gian làm thêm giờ cũng phải đáp ứng theo quy định về lao động. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Xem thêm: Quy định về làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ
Cho rằng NLĐ phải chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu
Khi quy định nghĩa vụ của NLĐ trong HĐLĐ, nhiều doanh nghiệp vẫn thường quy định: “người lao động có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao và sẵn sáng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu”.
Tuy nhiên, Điều 31 Bộ Luật Lao động 2012 quy định doanh nghiệp chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Hình thức trả lương không cụ thể
Quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 23 Bộ luật Lao động 2012, nội dung Hợp đồng lao động 2012 phải bao gồm mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp trả lương và các khoản bổ sung khác của người lao động.
Thực tế, khi doanh nghiệp không quy định rõ là trả lương bằng cách nào và vào thời gian cụ thể nào. Đây cũng là một trong những lỗi phổ biến của doanh nghiệp khi soạn thảo hợp đồng lao động.
Xem thêm: Quy định về hình thức trả lương và kỳ hạn trả lương
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Làm sao để hát karaoke tại nhà dịp Tết để không bị phạt?
Tết đến là dịp mọi người quây quần bên nhau và một trong những thú vui phổ biến những ngày là chính là hát karaoke. Vậy [...]
CSGT có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông không?
CSGT có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông không? Pháp luật có cho phép cán bộ có hành vi rút chìa khóa xe của [...]