Một số lưu ý về việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản cố định
Thành viên cam kết và thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là một số lưu ý về việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản cố định gửi đến bạn đọc.
Tài sản cố định dùng để góp vốn là gì?
Cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ,… định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn. Bên cạnh đó, tài sản dùng để góp vốn vào doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, bao gồm:
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Định giá tài sản góp vốn
♣ Khi thành lập doanh nghiệp, tài sản góp vốn phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014.
♣ Nếu doanh nghiệp đang hoạt động mà nhận thêm góp vốn, tài sản góp vốn phải được chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.
Hoặc, tài sản góp vốn được định giá bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp và được các bên có liên quan nêu trên chấp thuận.
– Trường hợp thỏa thuận tự định giá, các bên có thể lập Biên bản định giá tài sản góp vốn hoặc Biên bản góp vốn để ghi nhận.
– Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các bên có liên quan nêu trên (trừ tổ chức định giá chuyên nghiệp) phải chịu trách nhiệm cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Xem thêm: Quy định về Góp vốn và định giá tài sản góp vốn
Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp
Đối với mỗi thành viên góp vốn vào công ty thì đều phải cam kết về giá trị phần vốn góp, loại tài sản góp vốn cũng như phương thức góp vốn.
Trừ công ty hợp danh thì việc góp vốn của các thành viên trong các loại hình doanh nghiệp khác được thực hiện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Khi góp vốn vào doanh nghiệp cần chú ý những gì?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số lưu ý về việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản cố định’ gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm, hồ sơ, thủ tục và cách thành lập công ty cổ phần cần lưu ý những điểm gì. Công [...]
Điều chỉnh, bổ sung hồ sơ khai thuế khi hồ sơ khai thuế có sai sót
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của [...]