Một số quy định của pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội

Cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi là cơ sở). Dưới đây là một số quy định của pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội.

Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của cơ sở

Các yếu tố này được quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

– Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

– Cơ sở có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của cơ sở khác đã được đăng ký trước đó;

+ Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Trụ sở hoạt động của cơ sở phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể.


Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội

Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.

– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.

– Cơ sở bảo trợ xã hộchăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

– Cơ sở bảo trợ xã hội tng hp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.

– Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.

– Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.


Đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội

Điều 6 Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về các đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:

Đối tượng bảo trợ xã hội

Khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm: 

– Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và trẻ em, người bị nhiễm HIV theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

– Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Những người sau đây được xác định là đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, bao gồm:

– Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

– Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.

Đối tượng khác

Ngoài những đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp thì những đối tượng sau cũng thuộc đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội:

– Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyệđóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện);

– Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.


Nhệm vụ, quyền hạn của cơ sở trơ giúp xã hội

Khi thành lập cơ sở trợ giúp xã hội thì pháp luật cũng trao cho cơ sở những quyền hạn, nhiệm vụ nhất định. Cụ thể được quy định tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Về nhiệm vụ

Cơ sở có một số hoặc các nhiệm vụ sau:

– Cung cấp các dịch vụ khn cấp

+ Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;

+ Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác;

+ Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại.

– Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hi thể chất cho đối tượng.

– Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.

– Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.

– Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.

– Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu.

– Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển về thể chất, trí tuệ, nhân cách và hòa nhập cộng đồng.

– Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực

+ Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội để giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên;

+ Hợp tác với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xã hội cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội;

+ Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng có nhu cầu.

– Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đốtượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.

– Phát triển cộng đồng

+ Liên hệ với người dân, chính quyền các cấp trong việc xác định các vấn đề của cộng đồng để xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp cộng đồng;

+ Đề xuất chính sách với các cơ quan có thẩm quyền;

+ Xây dựng mạng lưới nhân viên, tình nguyện viên công tác xã hội.

– Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.

– Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

– Quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức vận động và tiếp nhận sự hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động của cơ sở.

– Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

Về quyền hạn

Cơ sở có những quyền hạn sau:

– Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định.

– Từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng nếu không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trừ trường hợp có quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

– Lựa chọn các biện pháp nghiệp vụ trợ giúp xã hội để trợ giúp đối tượng theo quy định của pháp luật,

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục mở viện dưỡng lão tại Việt Nam theo quy định mới nhất

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định của pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu