Một số quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay
Chế độ kế toán rất quan trọng đối với một doanh nghiệp hoạt động nhưng nhiều người còn chưa rõ về vấn đề này. Dưới đây là một số quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp gửi đến bạn đọc.
Đối tượng áp dụng
Không giống như Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ,… Chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong đó hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Xem thêm: Các chế độ kế toán được phép áp dụng theo quy định hiện hành
Tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bao gồm:
– Loại tài khoản tài sản, như 111 (tiền mặt); 112 (tiền gửi ngân hàng); 113 (tiền đang chuyển);…
– Loại tài khoản nợ phải trả, như 331 (phải trả cho người bán); 333 (thuế và các khoản nộp Nhà nước); 334 (phải trả người lao động);…
– Loại tài khoản vốn chủ sở hữu, như 411 (vốn đầu tư của chủ sở hữu); 412 (chênh lệch đánh giá lại tài sản); 413 (chênh lệch tỷ giá hối đoái);…
– Loại tài khoản doanh thu, như 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ); 515 (Doanh thu hoạt động tài chính); 521 (Các khoản giảm trừ doanh thu);…
– Loại tài khoản thu nhập khác: 711 (thu nhập khác)
– Loại tài khảon chi phí khác: tài khoản 811; tài khoản 821
– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: tài khoản 911.
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Kỳ lập báo cáo tài chính
Theo quy định tại Điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp được cụ thể như sau:
– Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
– Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
– Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
+ Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thông tư cũng nêu rõ về thời hạn nộp Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó đối với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác có sự khác nhau được cụ thể hóa như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Đối với các loại doanh nghiệp khác
– Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
– Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Nơi nhận báo cáo tài chính
Nơi nhận báo cáo | ||||||
CÁC LOẠI DOANH NGHIỆ (4) | Kỳ lập báo cáo | Cơ quan tài chính (1) | Cơ quan Thuế (2) | Cơ quan Thống kê | DN cấp trên (3) | Cơ quan đăng ký kinh doanh |
1. Doanh nghiệp Nhà nước | Quý, Năm | x | x | x | x | x |
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | Năm | x | x | x | x | x |
3. Các loại doanh nghiệp khác | Năm | x | x | x | x |
Xem thêm: Quy định mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật
LawKey gửi đến bạn đọc những nội dung cần biết về trình tự, thủ tục khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp theo quy định [...]
Thủ tục hủy hóa đơn GTGT
Bên cạnh việc tạo, phát hành hóa đơn thì việc hủy hóa đơn cũng rất quan trọng. Pháp luật hiện hành đã có quy định [...]