Quy định pháp luật hiện hành về mua động cơ tàu bay
Động cơ tàu bay là động cơ chính để lắp trên tàu bay tạo động lực chính cho tàu bay. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về mua động cơ tàu bay?
Căn cứ pháp lý:
– Luật hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2014
– Nghị định 110/2011/NĐ-CP
1.Hình thức, phương thức lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay
a) Đối với đầu tư hoặc thuê tàu bay lần đầu: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh;
b) Đối với đầu tư hoặc thuê thêm tàu bay cùng loại: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp;
c) Đối với loại tàu bay mà nhà sản xuất tàu bay chỉ định một loại động cơ: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp;
d) Động cơ tàu bay dự phòng: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp dụng hình thức mua trực tiếp của nhà sản xuất động cơ đã được lựa chọn.
2. Các hình thức mời chào hàng cạnh tranh
a) Đăng thông báo yêu cầu về việc mua động cơ tàu bay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đăng thông báo phải được thực hiện tối thiểu 03 số liên tiếp trên một tờ báo tiếng Việt, 01 số trên một tờ báo tiếng Anh;
b) Gửi thư mời chào hàng trực tiếp tới các nhà cung cấp động cơ đã được nhà sản xuất tàu bay phê chuẩn.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật về mua tàu bay hiện nay
3.Quy trình mua động cơ tàu bay theo hình thức chào hàng cạnh tranh
3.1. Tổ chức chào hàng cạnh tranh lần 1
a) Bước 1: lập hồ sơ yêu cầu lần 1.
b) Bước 2: mời tham gia chào hàng cạnh tranh.
Người có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định hình thức mời chào hàng cạnh tranh theo các hình thức nêu trên.
c) Bước 3: làm rõ hồ sơ.
Trên cơ sở hồ sơ đề xuất lần 1 của các nhà cung cấp động cơ tàu bay, doanh nghiệp tổ chức thảo luận trực tiếp với các nhà thầu để làm rõ hồ sơ đề xuất lần 1 bao gồm các khoản hỗ trợ sau khi bán theo yêu cầu nêu trong hồ sơ yêu cầu lần 1, điều kiện bảo hành, đào tạo, phương pháp đánh giá lựa chọn động cơ được áp dụng, thống nhất quy về một mặt bằng đánh giá.
Thời gian thực hiện tối đa là 30 ngày.
>>>Xem thêm Quy định pháp luật về đăng ký quốc tịch tàu bay là gì?
2. Tổ chức chào hàng cạnh tranh lần 2
a) Lập hồ sơ yêu cầu lần 2 với các nội dung như hồ sơ yêu cầu lần 1 trên nguyên tắc cố định các khoản hỗ trợ, các yêu cầu bắt buộc để quy về cùng một mặt bằng và các thông số kỹ thuật của động cơ trên cơ sở hồ sơ đề xuất lần 1;
b) Gửi hồ sơ yêu cầu lần 2 cho các nhà cung cấp động cơ tàu bay đã tham gia chào hàng cạnh tranh lần 1. Thời gian để các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất lần 2 tối thiểu là 10 ngày;
c) Đánh giá các hồ sơ đề xuất lần 2, lựa chọn loại động cơ tàu bay và nhà cung cấp động cơ trên cơ sở hồ sơ đề xuất có giá đánh giá thấp nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thời gian thực hiện tối đa là 60 ngày.
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về mua động cơ tàu bay. Nếu còn thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết.
Thủ tục đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp lại trong trường hợp nào? Thủ tục đề nghị cấp lại chứng [...]
Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/03/1018 Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng [...]