Mức đóng BHXH vào Quỹ tai nạn lao động
Mức đóng BHXH tai nạn lao động được quy định như thế nào? Lawkey xin được chia sẻ với bạn đọc qua bài viết dưới đây
1. Những đối tượng phải tham gia đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (NLĐ) thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
2. Mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động từ tháng 7/2020
Theo quy định mới tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, từ ngày 15/07/2020, mức đóng của người sử dụng lao động vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
- Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; đồng thời được áp dụng đối với NLĐ là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
- Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;
+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
+ Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
- Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hằng tháng.
3. Hồ sơ xin được đóng thấp hơn mức quy định
Để được đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn mức đóng bình thường, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị.
– Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.
Nơi nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua đường bưu điện về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung bài viết Mức đóng BHXH vào Quỹ tai nạn lao động. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Bị tạm đình chỉ công việc có phải đóng BHXH, BHYT?
Người lao động bị tạm đình chỉ công việc có phải đóng BHXH, BHYT? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Người [...]
Các trường hợp đình công bất hợp pháp
Đình công là quyền của người lao động (NLĐ) nhưng quyền đó không phải được thực hiện một cách tự do, không có giới [...]