Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, vợ tôi bị tai nạn lao động tại công ty vào tháng 5/2017 với mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Do thương tật tái phát, tháng 8/2019, vợ tôi đi giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 33%. Như vậy thì vợ tôi được tính sang trợ cấp hàng tháng hay không? Tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, về chế độ hưởng tai nạn sau khi giám định lại
Trường hợp của vợ anh bị tại nạn lao động tại công ty vào năm 2017 với mức suy giảm là 15% nên đủ điều kiện để hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần. Sau khi đã nhận trợ cấp một lần nếu sau khi giám định lại với mức suy giảm là 33 % thì theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:
“Điều 6. Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát
- Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:
b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó”.
Theo đó, người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần từ ngày 01/01/2007; sau khi giám định lại mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Trong đó:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới;
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính với số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đã tính hưởng trợ cấp một lần trước đó.
Như vậy, vợ của anh bị tai nạn lao động tháng 5/2017 với mức suy giảm khả năng lao động là 15% .Do thương tật tái phát, tháng 8/2019, vợ anh đi giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 33%. Đối chiếu quy định trên vợ anh sẽ được nhận trợ cấp hàng tháng từ bảo hiểm xã hội.
Xem thêm : Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và chế độ được hưởng
Thứ hai, về mức hưởng chế độ tai nạn lao động
Do thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ vì vậy anh vui lòng tham khảo công thức nêu trên để xác định trợ cấp của vợ anh. Cụ thể:
Mức trợ cấp hàng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH |
= | {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} | + | {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của chính tháng đó.
Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
Một năm tính đủ 12 tháng.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần.
Xem thêm: Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn về Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào do chiakhoaphapluat.vn tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Hướng dẫn huỷ đăng ký công ty đại chúng
Huỷ đăng ký công ty đại chúng được trích theo quy định tại Mục 1 – Chương III của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP do Thủ [...]
Thủ tục liên quan đến người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
Người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài cần tuân thủ những quy định về thủ tục. Vậy pháp luật quy định về [...]