Quy định về mức lương tối thiểu trả cho người lao động nước ngoài
Mức lương tối thiểu phải trả cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mức lương tối thiểu trả cho người lao động nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Tại khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định đối tượng áp dụng trong đó có người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, người lao động nước ngoài cũng áp dụng chung mức lương tối thiểu như lao động trong nước.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng(Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Quy định về áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài
Tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động như sau:
(1) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
(2) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
(3) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động nước ngoài
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
>>Xem thêm: Thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép lao động năm 2023
Trên đây là bài tư vấn của Lawkey về Quy định về mức lương tối thiểu trả cho người lao động nước ngoài. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?
Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Doanh nghiệp [...]
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị sa thải
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Hành vi quấy rối tình dục có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải [...]