Tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến hủy hóa đơn điện tử
Trường hợp nào pháp luật quy định xử phạt liên quan đến hủy hóa đơn điện tử? Mức xử phạt là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hóa đơn điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019 quy đinh về khái niệm hóa đơn điện tử như sau:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Trong đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
|
Tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến hủy hóa đơn điện tử
Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử trái pháp luật bị xử phạt theo quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại (1).
(3) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;
Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;
Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;
Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;
Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.
Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử không bị xử phạt
Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử không bị xử phạt theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
♣ Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện:
Thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
♣ Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện:
Hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
>>Xem thêm: Quy định về hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử
Trên đây là bài viết về: Tổng hợp các mức xử phạt liên quan đến hủy hóa đơn điện tử. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản giao nhận Tài sản cố định
Phương pháp và trách nhiệm ghi Biên bản giao nhận Tài sản cố định (Mẫu số 01 -TSCĐ) 1. Mục đích: Nhằm xác nhận việc [...]
Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
Hóa đơn sau khi tao, lập phải được bảo quản cẩn thận. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà hóa đơn có thể bị mất, [...]