Nghị định 04/2020/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2016/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG, BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT; NGHỊ ĐỊNH SỐ 90/2017/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
2. Một số khoản, điểm của Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng.”
b) Bổ sung khoản 5a Điều 19 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối hành vi đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm b, điểm c khoản 6 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc tiêu hủy giống cây, vật liệu làm giống, sinh vật gây hại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 5a Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều này.”
3. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu, trừ trường hợp được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận;
đ) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng.”
b) Bổ sung điểm e khoản 5 Điều 20 như sau:
“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch làm lây lan dịch hại gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Điểm a, điểm b, điểm đ khoản 6 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm d khoản 5 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 trong trường hợp vi phạm từ lần thứ ba trở lên, điểm c khoản 2, điểm c khoản 5 Điều này; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này trong trường hợp tái phạm. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vẫn chưa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định này ra quyết định tiêu hủy, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
đ) Buộc xử lý triệt để vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật bằng một trong các biện pháp xử lý quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 và điểm đ, điểm e khoản 5 Điều này.”
4. Một số khoản, điểm của Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm.
7. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
b) Bổ sung điểm d khoản 9 Điều 24 như sau:
“9. Biện pháp khắc phục hậu quả
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
5. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5.000.000 đồng;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
d) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá dưới 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật;
e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc;
g) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 và điểm b, điểm c khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
6. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
7. Khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8; điểm d, đ khoản 2 Điều 12; Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17; khoản 1 Điều 18; khoản 4, khoản 5, khoản 5a Điều 19; Điều 20; Điều 27; khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:
1. Bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 2 như sau:
“3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nhiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của Điều 6 như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 6 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
b) Điểm b khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật và chất thải của động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 5a và khoản 5b Điều này.”
3. Tiêu đề khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:”
4. Một số khoản, điểm của Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Bổ sung khoản 5a và khoản 5b Điều 8 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
5b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
b) Bổ sung khoản 6a và khoản 6b Điều 8 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
6b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Bổ sung khoản 7a, khoản 7b Điều 8 như sau:
“7a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
7b. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
d) Điểm b khoản 8 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a và khoản 7b Điều này.”
5. Một số điểm của khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm a khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 (trừ giống động vật thủy sản); khoản 1 Điều này;”
b) Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 12 như sau:
“c) Buộc tiêu hủy giống động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
6. Một số khoản, điểm của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở gia công, chế biến không đúng nơi đăng ký;
b) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì không ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
c) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất không theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;
d) Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số không đúng với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.”
b) Bổ sung khoản 6a Điều 15 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.”
c) Bổ sung điểm c khoản 7 Điều 15 như sau:
“7. Phạt tiền từ 10% đến 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.”
d) Khoản 10 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Phạt tiền đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà chưa gây thiệt hại về tài sản;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
đ) Điểm b, điểm c và điểm e khoản 11 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc tiêu huỷ sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm d khoản 4 và khoản 6a Điều này;
c) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều này;
e) Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật, bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.”
7. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này (trừ giống động vật thủy sản);
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp là giống động vật thủy sản; trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.”
8. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 10 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.”
b) Điểm b khoản 12 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“12. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này;”
c) Điểm c khoản 13 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này.”
9. Một số khoản của Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 7 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép l ưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
b) Khoản 8 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Bổ sung điểm c khoản 10 Điều 33 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
10. Một số khoản của Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 3 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
b) Khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam như sau:
a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán mỗi loại thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.”
c) Bổ sung điểm d khoản 7 Điều 36 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này.”
11. Một số khoản của Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Tiêu đề khoản 3 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
b) Tiêu đề khoản 4 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”
12. Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 50. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 2, điểm a khoản 7 Điều 7; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 11; khoản 2 Điều 12; Điều 17; khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 27; khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 36 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 6b, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; Điều 14; khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 5; khoản 3, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 5a, khoản 5b, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 7a, khoản 7b Điều 8; khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; điểm a khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 6a, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18, Điều 19; khoản 2 Điều 37; khoản 3 Điều 38; khoản 1 Điều 39 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 5; khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 5a, khoản 5b Điều 6; khoản 5, khoản 7 Điều 7; Điều 8; Điều 11; Điều 12; Điều 17; khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 34; Điều 35; Điều 36; Điều 40; khoản 2, khoản 3 Điều 42 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.”
Điều 3.
1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bãi bỏ điểm d khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
3. Thay đổi từ “thức ăn chăn nuôi” thành từ “thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản” tại khoản 6 Điều 15; từ “chăn nuôi” thành từ “chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” tại điểm a khoản 9, khoản 11 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 02 năm 2020.
Điều 5. Quy định chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Kiểm toán Nhà nước; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg. TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, NN (2b). | TM. CHÍNH PHỦ Nguyễn Xuân Phúc |
Luật căn cước công dân
Luật căn cước công dân Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật [...]
Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Thông tư 174/2010/TT-BTC sửa đổi chế độ kế toán Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam kèm theo Quyết định 74/2007/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
- Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15