Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật
Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật là gì? Pháp luật quy định thế nào về Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật?
Nghĩa vụ hoàn trả là gì?
Khoản 2 Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, cụ thể: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.”
Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật
Sự chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác thường dựa trên căn cứ pháp lí như mua bán, vay, mượn, thừa kế,.. Trong thực tế, có trường hợp tài sản của người này chuyển sang người khác không dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Nếu do hành vi bất hợp pháp chiếm đoạt tài sản của người khác thì người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình phải hoàn trả tài sản và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với một tài sản nhưng không dựa trên căn cứ pháp luật quy định. Người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác mà coi tài sản đó là của mình.
Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật làm giảm sút 1 phần khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng không phải hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản. Do đó, không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người được lợi về tài sản của người khác phải hoàn trả cho chủ sở hữu khoản lợi đó.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra kể cả thu nhập bị mất, bị giảm sút do chủ sở hữu không sử dụng được tài sản.
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Phải có thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu
Thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là sự mất mát tài sản, thiếu hụt một phần trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng. Do vậy, tài sản của chủ sở hữu không gia tăng hoặc chủ sở hữu không thu được hoa lợi từ việc khai thác công dụng của tài sản.
Được lợi tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật
Pháp luật quy định một số căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản như: thông qua hợp đồng dân sự, được thừa kế,..
Việc được lợi tài sản bắt đầu ngay từ thời điểm chiếm hữu tài sản không dựa trên căn cứ cụ thể do luật định. Một số trường hợp, khi chiếm hữu tài sản có căn cứ như thông qua các hợp đồng hoặc bản án dân sự có hiệu lực nhưng sau đó hợp đồng bị vô hiệu hoặc bản án bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, việc chiếm hữu của một người từ việc có căn cứ pháp luật chuyển thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể mà xác định đó là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hay được lợi về tài sản.
Xem thêm: Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Người được lợi về tài sản không có lỗi
Khi được lợi tài sản, người được lợi không biết mà coi tài sản đó là của mình. Nếu người được lợi tài sản biết được tài sản đó không phải của mình thì phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường theo quy định về Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu.
Nếu người được lợi cố ý chiếm hữu tài sản thì phải chịu trách nhiệm về hành vi chiếm hữu tài sản do được lợi của mình. Trong trường hợp này, họ trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không ngay tình.
Nghĩa vụ của người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Nghĩa vụ thanh toán
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.
Trên đây là nội dung Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi không có căn cứ pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Người nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán thắc mắc khi nhận cổ tức có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Lawkey xin gửi tới [...]
Thủ tục xin cấp Giấy phép bán buôn rượu theo quy định của pháp luật
Thương nhân muốn bán buôn rượu cần đáp ứng những điều kiện nào? Thủ tục xin cấp Giấy phép bán buôn rượu theo quy định [...]