Nghĩa vụ là gì? Quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ có nhiều loại khác nhau như nghĩa vụ của bố mẹ với các con, nghĩa vụ tuân theo pháp luật,…Tuy nhiên nội hàm của các loại nghĩa vụ có điểm chung là cách xử sự có tính chất bắt buộc đối với một số chủ thể. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu về nội dung Nghĩa vụ là gì? Quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự.
Nghĩa vụ là gì?
Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác nhau.
Mối quan hệ nghĩa vụ được xác định là quan hệ pháp luật dân sự khi hàm chứa được 3 yếu tố: Chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể
Trong quan hệ nghĩa vụ, chủ thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể. Chủ thể trong quan hệ này có thể là cá nhân, pháp nhân, Nhà nước và các chủ thể được pháp luật công nhận khi tham gia các quan hệ nghĩa vụ.
Khách thể
Trong quan hệ nghĩa vụ, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà các bên chủ thể tham gia hướng tới được xác định thông quan hành vi thực hiện nghĩa vụ nhất định của bên mang nghĩa vụ đối với bên mang quyền. Cụ thể:
Bên mang nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên mang quyền.
Nội dung
Đối với quan hệ nghĩa vụ, việc thực hiện một hoạt động cụ thể như chuyển giao vật, chuyển giao quyền…của một bên luôn nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của bên còn lại. Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ đều được pháp luật bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Điều 275 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ bao gồm:
– Hợp đồng
– Hành vi pháp lý đơn phương
– Thực hiện công việc không có ủy quyền
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
– Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
– Căn cứ khác do pháp luật quy định
Đối tượng của nghĩa vụ
Các đối tượng của nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đối tượng này cần phải được xác định.
Tài sản
Tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
Công việc phải thực hiện
Đây là một dạng hoạt động cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện hoạt động này, thông qua hoạt động này bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu về lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần, do đó những hoạt động này thể hiện thông qua hành vi cụ thể.
Ví dụ hoạt động tư vấn pháp lý trong hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hoạt động gửi giữ, gia công, vận chuyển…
Công việc không được thực hiện
Công việc không được thực hiện là những hoạt động không thông qua hành vi, tức là thể hiện dưới dạng không hành động cụ thể.
Ví dụ: A thỏa thuận với B, theo đó B sẽ không được xây dựng bức tường rào bên phía nhà B để tránh trường hợp tầm nhìn nhà A bị che khuất, thay vào đó A chấp nhận bỏ chi phí để B hoàn thiện hàng rào bằng dây thép gai để xác định ranh giới giữa hai nhà.
>>xem thêm:Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Trên đây là nội dung bài viết Nghĩa vụ là gì? Quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự, Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Dự án đầu tư có sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP, Chính phủ có đưa ra một số các quy định liên quan đến dự án đầu tư có sử dụng đất. [...]
18 án lệ về hợp đồng tại Việt Nam
Hiện nay, có những án lệ nào liên quan đến hợp đồng tại Việt Nam? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Án lệ [...]