Nghĩa vụ nộp thuế, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Pháp luật quy định về nghĩa vụ nộp thuế, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo đối với các chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ như sau:
Quy định chung
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
Về chế độ báo cáo
Pháp luật quy định về chế độ báo cáo đối với từng đối tượng, cụ thể như sau:
Đối với Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính các loại báo cáo sau theo định kỳ hàng quý, năm:
- Tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong kỳ trong đó nêu rõ số lượng hợp đồng đòi nợ đã ký với khách hàng, số lượng hợp đồng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến xử lý nợ; tổng số tiền nhận uỷ quyền đòi nợ; số tiền nợ thu được theo uỷ quyền, số lượng hợp đồng kết thúc trong kỳ (theo mẫu biểu số 1).
- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
– Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ gửi các báo cáo tài chính khác để phục vụ cho mục tiêu quản lý.
– Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm chế độ báo cáo sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn, bao gồm:
– Báo cáo định kỳ hàng quý, năm về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn trong đó nêu rõ (theo mẫu biểu số 2):
- Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Tổng số vốn điều lệ, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ thấp nhất.
- Tổng số nợ nhận uỷ quyền đòi nợ đến kỳ báo cáo.
- Tổng số nợ đã đòi được theo uỷ quyền đến kỳ báo cáo.
- Kết quả kinh doanh trong kỳ: tổng số lãi, lỗ, số doanh nghiệp lãi, số doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có số lãi (lỗ) cao nhất, doanh nghiệp có số lãi (lỗ) thấp nhất.
- Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong kỳ (nếu có).
Lưu ý: Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
– Báo cáo đột xuất theo nội dung yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung bài viết Nghĩa vụ nộp thuế, chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Báo cáo tài chính là gì ? Quy định của pháp luật về báo cáo tài chính
Khi nào chi nhánh thương nhân nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập?
Chi nhánh thương nhân nước ngoài không được cấp Giấy phép thành lập trong những trường hợp nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Khi góp vốn vào doanh nghiệp cần chú ý những gì?
Khi góp vốn vào doanh nghiệp cần chú ý những gì? Tài sản nào được góp vốn? Thời gian góp là bao lâu? Pháp luật quy định [...]