Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước là gì?
Nghiệp vụ thị trường mở là một hoạt động của Ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý thị trường tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên.
1.Phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá
– Mua có kỳ hạn.
Mua có kỳ hạn là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên, đồng thời thành viên cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
– Bán có kỳ hạn.
Bán có kỳ hạn là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, đồng thời cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
– Mua hẳn.
Mua hẳn là việc Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá.
– Bán hẳn.
Bán hẳn là việc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho thành viên, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá.
2.Giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở
Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có thể chuyển nhượng và nằm trong danh Mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
– Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
– Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
– Lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại tài Khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi đăng ký bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước;
– Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải lớn hơn thời hạn giao dịch mua, bán có kỳ hạn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước; Giấy tờ có giá chỉ được đăng ký bán trước ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi và gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
3. Ngày giao dịch
Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện vào ngày làm việc. Trường hợp ngày mua lại hoặc ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá không trùng với ngày làm việc thì việc thanh toán và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được thực hiện vào ngày làm việc liền kề tiếp theo và chỉ tính lãi theo thời hạn mua, bán.
– Ngày thông báo là ngày Ngân hàng Nhà nước thông báo việc mua hoặc bán giấy tờ có giá.
– Ngày đấu thầu là ngày Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu, xét thầu, thông báo kết quả đấu thầu.
– Ngày mua là ngày mà giấy tờ có giá được Bên bán chuyển quyền sở hữu cho Bên mua và Bên mua thanh toán tiền mua giấy tờ có giá cho Bên bán.
– Ngày mua lại là ngày Bên mua thực hiện chuyển lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đã mua (đối với giao dịch mua, bán có kỳ hạn) cho Bên bán và Bên bán thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho Bên mua theo giá mua lại.
4. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở
Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:
– Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;
– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;
– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;
– Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;
– Thành viên nộp đơn dự thầu;
– Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;
– Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;
– Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
-Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;
– Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;
– Xử lý các vấn đề khác.
>>>Xem thêm Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước
Đang ở nước ngoài xin cấp hộ chiếu được không?
Trường hợp công dân Việt Nam muốn xin cấp hộ chiếu khi đang ở nước ngoài được không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam
Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam được xây dựng và quản lý tại Cơ quan Quản [...]