Người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án là ai?
Người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án là ai? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án là ai?
Cụ thể tại tiểu mục 6 Mục V Công văn 196/TANDTC-PC năm 2023 hướng dẫn người có uy tín là người có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng tích cực đến một hoặc các bên tham gia hòa giải, đối thoại, được bên tham gia hòa giải, đối thoại đó tôn trọng, tín nhiệm và tin tưởng.
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
- Hòa giải viên;
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
♣ Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
>>Xem thêm: 03 yêu cầu đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự
Pháp luật quy định như thế nào về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự? Quyền [...]
Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? theo quy định của pháp luật
Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? Pháp luật quy định việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như thế nào? [...]