Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Người lao động khi làm việc tại các công ty đều muốn được hưởng những ưu đãi của người lao động theo quy định của pháp luật. Vậy người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Quy định về hình thức ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc
Theo Bộ luật Lao động 2012
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 thì:
“Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. […]”
Theo đó, các bên có thể lựa chọn việc giao kết hợp đồng thử việc hay không. Đồng thời, không có quy định ràng buộc phải ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo Bộ luật Lao động 2019
Tuy nhiên, đến Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung về thử việc đã có sự thay đổi đáng chú ý, theo quy định tại Điều 24 Bộ luật này thì:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. […]”
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 đã ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc sẽ phải ghi nhận và chỉ được ghi nhận dưới 02 hình thức:
– Trong hợp đồng lao động; hoặc,
– Giao kết hợp đồng thử việc.
Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, có thể thấy:
– Trường hợp các bên thỏa thuận, thực hiện giao kết hợp đồng thử việc: người lao động sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
– Trường hợp ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động: người lao động khi đó sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Trên đây là bài viết về Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Công văn 860/BHXH – BT về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội
Công văn 860/BHXH – BT về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI [...]
- Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
- Toàn văn Nghị định 140/2018/NĐ-CP
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người [...]
- Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp