Người lao động tự bị thương có phải tai nạn lao động không?
Người lao động tự bị thương có phải tai nạn lao động không? Những tai nạn nào đủ điều kiện xếp vào tai nạn lao động? Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi tan giờ làm, tôi lấy xe máy tại nhà xe công ty, do quên không gạt chân chống nên khi đi qua khúc cua từ nhà xe đến cổng và đã ngã. Phần bàn chân vẫn bị thương và phải khâu 3 mũi. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp này có phải tai nạn lao động không? Liệu tôi có được công ty chi trả viện phí và bảo hiểm không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Định nghĩa tai nạn lao động
Điều 3.8 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Luật ATVSLĐ) định nghĩa “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 43 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH về Luật Bảo hiểm xã hội (VBHN 19/VBHN-VPQH) quy định người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên.
Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Dựa vào nội dung anh/chị cung cấp, chúng tôi chưa có căn cứ chính xác để kết luận trường hợp anh/chị bị thương có phải tai nạn lao động không. Anh/chị cần đối chiếu với các căn cứ nêu trên, gồm:
– Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Lưu ý, anh chị phải có biên bản khám nghiệm hiện trường hoặc biên bản điều tra tai nạn giao thông hay văn bản xác nhận bị tai nạn của công an cấp phường.
– Suy giảm khả năng lao động ≥ 5% trở lên do bị tai nạn.
Trên đây là nội dung Người lao động tự bị thương có phải tai nạn lao động không? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
04 quyền lợi khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Theo quy định, những quyền lợi khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người lao động sẽ có khác biệt [...]
Quy định về tạm đình chỉ việc người lao động
Quy định về tạm đình chỉ việc người lao động Theo quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền [...]