Người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam theo quy định mới nhất
Người nước ngoài có thể hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Dưới đây là quy định về việc người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam theo quy định mới nhất.
Điều kiện hành nghề tại Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật kiến trúc 2019, người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc mới nhất
Thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc mới nhất
Công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Một trong những điều kiện để người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đó chính là phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Đối với những người có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được Việt Nam công nhận, chuyển đổi.
Chính vì vậy, khoản 2 Điều 31 Luật kiến trúc 2019 có quy định cụ thể về vấn đế này như sau:
– Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xem thêm: Các trường hợp thu hồi và cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam theo quy định mới ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp của cơ quan nào?
Luật lý lịch tư pháp 2009 đã đặt ra những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng cơ quan trong việc quản lý nhà nước [...]
05 điểm khác nhau giữa tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và 2
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2 khác nhau như thế nào? Có thể đăng ký tài khoản định danh điện [...]