Người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự
Thừa kế là gì? Người thừa kế là ai? Những quy định về người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự mới nhất là gì? Có những điểm nào cần lưu ý? Hãy cũng Lawkey trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Thừa kế là gì?
Theo pháp luật dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã khuất cho những người khác. Tài sản thừa kế được gọi là di sản, thừa kế có thể là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế là ai?
Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Người thừa kế theo di chúc
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là người được chỉ định trong di chúc.
Người thừa kế theo di chúc là pháp nhân chỉ còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Pháp nhân bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, xã hội- nghề nghiệp, các hợp tác xã…Theo quy định của pháp luật, pháp nhân được chỉ định trong di chúc còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản (mặc dù khi chia thừa kế, pháp nhân không còn tồn tại thì di sản vẫn thuộc về pháp nhân).
Đối với trường hợp pháp nhân giải thể, năng lực chủ thể chấm dứt, thì không thể chia đều cho các thành viên của pháp nhân.
Người thừa kế theo pháp luật
Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ gia đình với người để lại di sản, do vậy người thừa kế theo pháp luật phải là cá nhân. Trường hợp người chết không có di chúc định đoạt tài sản của mình, thì di sản được chia theo một trình tự do pháp luật quy định.
Pháp luật quy định những người được hưởng di sản phải là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản. Cụ thể:
Người thừa kế theo pháp luật bao gồm
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người TK cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>>xem thêm: tThời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Trên đây là nội dung về Người thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp.
Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất
Điều kiện nào để doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm? Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy [...]
Từ 01/8/2024, mua nhà đất không qua công chứng có hiệu lực không?
Mua nhà đất không qua công chứng có hiệu lực không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mua nhà đất không qua công [...]