Những nguồn vốn cần có khi thành lập doanh nghiệp
Bất kể doanh nghiệp ở hình thức nào thì một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó là phải có lượng vốn nhất đinh. Vốn của doanh nghiệp được pháp luật quy định rõ ràng đối với từng loại hình doanh nghiệp cũng như ngành nghề kinh doanh trong Luật doanh nghiệp. Vậy những nguồn vốn cơ bản cần có khi thành lập doanh nghiệp bao gồm những loại vốn nào?
Hiện nay, khi doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động sẽ hình thành một số loại vốn sau:
Vốn điều lệ
Theo khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Theo đó, vốn điều lệ là số vốn do các nhà đầu tư làm vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này được ghi trong điều lệ công ty. Đây là loại vốn bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu. Vốn điều lệ được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật. Tùy từng loại hình công ty mà doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ, nên đăng ký vốn sao cho phù hợp với khả năng của công ty.
Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn chủ sở hữu phần vốn góp sẽ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình. Riêng loại hình doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả tài sản của mình.
Vốn pháp định
Đây là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề.
Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, pháp luật có quy định mức tối thiểu đối với vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, bắt buộc các nhà đầu tư nếu muốn kinh doanh các ngành nghề này thì phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu tối thiểu phải bằng mức quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng…
Vốn ký quỹ
Đây là số vốn mà doanh nghiệp phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải ký quỹ tại ngân hàng.
Ví dụ: Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động là 2 tỷ đồng, Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài là 1 tỷ đồng.
Vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài cần chú ý tới. Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Trên đây là những nguồn vốn cơ bản mà doanh nghiệp cần có khi thành lập, nếu có thắc mắc liên hệ Lawkey để được giải đáp.
Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Khái niệm hộ kinh doanh được hiểu thế nào? Hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh muốn thay đổi, [...]
Điểm mới về đăng ký doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2020
LawKey gửi tới bạn đọc những điểm mới về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 [...]