Nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư
Việc thực hiện một dự án nói chung và dự án theo hình thức đối tác công tư nói riêng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng. Dưới đây là quy định về nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư mới nhất.
Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư
Đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Điều 12 Thông tư 88/2018/TT-BTC quy định rất cụ thể về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như sau:
Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư do một hoặc liên danh các nhà đầu tư thực tế góp vốn theo điều lệ của doanh nghiệp dự án (không bao gồm các khoản cho vay lại của chủ đầu tư).
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và phải được quy định trong hợp đồng dự án. Cụ thể:
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư;
– Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%.
Xem thêm: Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Căn cứ xác định vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 88/2018/TT-BTC, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định như sau:
– Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm tham gia thực hiện dự án PPP.
Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán từ thời điểm thành lập đến thời điểm tham gia dự án; đồng thời, đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ phải có văn bản cam kết và báo cáo tài chính chứng minh đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu để góp vốn theo phương án tài chính của dự án;
– Trường hợp tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác (nếu có), nhà đầu tư phải lập danh mục dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác và đảm bảo tổng số vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác theo quy định;
– Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết, bao gồm lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.
Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án và các khoản đầu tư dài hạn khác đang thực hiện đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư và giám sát việc thực hiện cam kết về huy động vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Đối với nguồn vốn huy động
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 88/2018/TT-BTC, nguồn huy động vốn thực hiện dự án được quy định như sau:
– Nguồn vốn huy động tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án được xác định trên cơ sở cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà cung cấp vốn với nhà đầu tư. Tổng số vốn cam kết cung cấp của nhà cung cấp vốn tối thiểu phải bằng mức vốn nhà đầu tư phải huy động.
– Nguồn vốn huy động phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án PPP đã được quy định trong hợp đồng dự án.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiến độ huy động nguồn vốn theo quy định trong hợp đồng dự án.
Xem thêm: Các loại hợp đồng đối tác công tư theo quy định mới nhất
Phần Nhà nước tham gia
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, phần nhà nước tham gia trong dự án PPP được thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
Vốn góp của Nhà nước
– Vốn góp của Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án;
– Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
– Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với dự án BT.
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư
– Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BLT, BTL;
– Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
Theo quy định tại khoản 4 Điều này, vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công.
Hình thức khác
Nhà nước tham gia dự án PPP dưới hình thức sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ được nhượng cho nhà đầu tư trong dự án áp dụng loại hợp đồng BT.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán là gì?
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể hoạt động chứng [...]
Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán khi bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin nhân thân
Vì nhiều lý do mà trong quá trình hành nghề, bạn cần phải cấp lại chứng chỉ này. Lawkey sẽ tư vấn cách được cấp [...]