Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Từ bản chất pháp lý của vấn đề bảo hộ, tính chất vô hình của tài sản trí tuệ, sự lao động sáng tạo tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học của tác giả mà việc thực hiện bảo hộ quyền tác giả đặt ra một số nguyên tắc. Vậy pháp luật quy định nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả gồm những gì?
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân
Quyền tự do sáng tạo của cá nhân được xây dựng trên nguyên tắc: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động văn hoá khấc. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60 Hiến pháp năm 1992). Những quy định tại Điều 30 và Điều 32 Hiến pháp năm 1992 cũng thể hiện sự bảo đảm bằng pháp luật với những cá nhân sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Các quy định này bảo đảm quyền tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở loại trừ các tác phẩm có nội dung phản động, đồi trụy; mê tín, hủ tục.
Nhà nước đã tạo thế chủ động và ghi nhận quyền tự do sáng tạo của cá nhân trong đạo luật cơ bản là Hiến pháp – một đạo luật được coi là cơ sở pháp lí của cả hệ thống pháp luật. Luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ cũng phải dựa vào quy định của Hiến pháp và cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự, đặc biệt là nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết thoả thuận”.
Với các quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân. Pháp luật bảo đảm cho người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài, hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả, giao kết hợp đồng chuyển giao tác phẩm…
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể
Nguyên tắc bình đẳng được quy định tại Điều 55 Hiến pháp năm 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo và định hướng cho tất các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân.
Pháp luật quy định về quyền tác giả nói chung và quyền của người sáng tác văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng, không phân biệt độ tuổi, trình độ văn hoá, giới tính, tình trạng tài sản, địa vị xã hội và phương pháp tạo ra tác phẩm.. Mọi cá nhân đều có quyền hoạt động sáng tạo để tạo nên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kể cả cá nhân đó là người nước ngoài.
Bằng tài năng sáng tạo tạo nên tác phẩm hay công trình khoa học của mình, các tác giả của những sản phẩm trí tuệ đó đều có các quyền về tinh thần và về vật chất như nhau. Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm.
Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.
Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm
Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định.
Do đặc tính vô hình của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên quyền chiếm huaux đối tượng không có ý nghĩa đối với hầu hết các sản phẩm trí tuệ. Đặc tính này là một trong những nguyên nhân làm cho các tác phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể lan truyền nhanh chóng và rộng khắp qua các phương tiện thông tin, kĩ thuật ngày càng hiện đại mà tác giả cũng không thể kiểm soát được. Nhưng khi tác phẩm hay công trình khoa học đã hoàn thành và được công chúng biết đến thì việc sao chép, sử dụng thành quả lao động này một cách bất hợp pháp là điều dễ dàng.
Do vây, nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn, kéo theo việc xác định thiệt hại rất khó khăn, phức tạp bới khả năng lan truyền nhanh chóng của tác phẩm qua các phương tiện truyền thông.
Nguyên tắc này thể hiện ở những nôi dung sau:
– Tác phẩm được pháp luật bảo hộ phải có tính sáng tạo, không phải ,là cách sắp xếp diễn đạt đơn thuần, bắt chước cách diễn đạt, thể hiện ngôn từ, màu sắc, khuôn mẫu có sẵn trong tác phẩm của người khác;
– Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc (bản đầu tiên của tác phẩm do tác giả sáng tạo ra). Điều đó không có nghĩa là chủ đề, nội dung hay ý tưởng của tác phẩm phải mới mà đặt ra cho người sáng tác về hình thức thể hiện mới của ý tưởng đó và do chính tác giả sáng tạo ra;
– Bảo đảm tính toàn vẹn của tác phẩm. Một trong các quyền nhân thân của tác giả là quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
+ Xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả, bởi vì trong quá trình sáng tạo tác phẩm, tác giả đã có tư tưởng độc lập, những tư duy riêng của mình vào tác phẩm với cách sắp xếp, trình bày, diễn đạt ý tưởng đó theo phong cách và kinh nghiệm nghề nghiệp vốn có của mình. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong câu chữ hoặc sự cắt xén ngôn từ, nốt nhạc hay thêm vào một chi tiết nào đó vào bức hoạ… là đã mất đi sự sáng tạo của tác giả. Không ai có quyền thay đổi tác phẩm với bất cứ lí do hay mục đích nào nếu không được sự đồng ý của tác giả.
Những nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền tác giả sẽ là tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả phải tuân theo. Những nguyên tắc đó đã thể hiện rõ bản chất pháp luật về sở hữu trí tuệ đồng thời có vai trò trong việc bảo hộ quyền tác giả, khuyến khích sáng tạo, quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả luôn được bảo đảm thực hiện một cách hữu hiệu nhất.
Trên đây là nội dung về nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định hiện nay
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là hai khái niệm đều được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Vậy hai chủ [...]
Quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Hiện nay, xảy ra rất nhiều tranh chấp về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp [...]