Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đang được áp dụng hiện nay
Khi xảy ra vi phạm hành chính thì người thực hiện hành vi phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đang được áp dụng hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trog đó, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Trong quá trình thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính cần phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đang được áp dụng hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Luật nhà ở 2014
QUỐC HỘI Số: 65/2014/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng [...]
Luật tố tụng hình sự 2003
QUỐC HỘI Số: 19/2003/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng [...]