Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần của tổ chức tín dụng?
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần và phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Nghị định 01/2014/NĐ-CP
1.Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.
– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.
– Tỷ lệ sở hữu này bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
– Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện sở hữu cổ phần.
3.Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam là Đồng Việt Nam.
4. Tham gia quản trị tại tổ chức tín dụng Việt Nam
– Việc tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại một tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan.
– Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ các trường hợp sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng, quản trị của tổ chức tín dụng khác là công ty con của tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng Việt Nam đó.
b) Nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém để cơ cấu lại theo phương án được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
>>>Xem thêm Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp trong tổ chức tín dụng
Trâu bò thả rông gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm ?
Trên nhiều tuyến đường, tình trạng thả rông gia súc đang trở nên phổ biến và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. [...]
Thủ tục cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ ở nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vậy thủ [...]