Nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình phải trả thù lao cho tác giả không?
Trường hợp cá nhân, tổ chức ghi âm, ghi hình chương trình ca nhạc có phải trả tiền thù lao cho tác giả của ca khúc được biểu diễn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn xin tư vấn về vấn đề sau: A là tác giả của ca khúc 12345. Công ty B tổ chức 1 buổi biểu diễn ca nhạc có thu tiền và thuê C là người hát ca khúc. Công ty tôi đã ghi âm, ghi hình chương trình ca nhạc trên rồi bán ra thị trường các đĩa CD, VCD. Trong trường hợp này, công ty của tôi có phải trả tiền cho A không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là ai?
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có những quyền gì?
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
– Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
Quyền của người biểu diễn
Quyền của người biểu diễn có thể gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau:
– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;
– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;
– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền trên phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.
Xem thêm: Bên thứ ba khi sử dụng tác phẩm có phải trả thù lao cho người biểu diễn không?
Quyền của tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản sau:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm.
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Với tình huống anh/chị thắc mắc, Lawkey xin phân tích về nghĩa vụ trả tiền thù lao của anh chị đối với A như sau:
Theo thông tin anh chị cung cấp, A là tác giả của ca khúc XYZ, như vậy, A có các quyền tài sản đã nêu ở trên. Trong đó, A có quyền cho phép người khác thực hiện quyền sao chép tác phẩm. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
Trong trường hợp này, anh/chị đã thực hiện quyền sao chép tác phẩm của A. Luật cũng quy định trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng quyền sao chép phải xin phép và trả tiền thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, công ty của anh/chị khi ghi âm, ghi hình chương trình ca nhạc trên rồi bán ra thị trường các đĩa CD, VCD là hành vi sao chép tác phẩm. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, anh chị có nghĩa vụ phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho A.
Trên đây là một số nội dung Người biểu diễn có được hưởng thù lao từ bên thứ ba không? LawKey gửi đến bạn đọc. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey để được hỗ trợ.
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành được cụ thể hóa tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [...]
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là gì?
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là một loại hợp đồng được quy định trong luật sở hữu trí tuệ. [...]